Những món sính lễ đám hỏi mà nhà trai cần phải chuẩn bị

0
118

Hôn nhân là một sự kiện quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người, chính vì thế, không chỉ phải chuẩn bị cho đám cưới mà cô dâu và chú rể còn phải tất bật cho lễ ăn hỏi. Một trong những phần không thể thiếu đó chính là sính lễ trước khi nhà trai đến hỏi cưới và rước dâu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những món sính lễ đám hỏi mà đàn trai cần phải chuẩn bị nhé. 

1. Tiền đen 

Tiền đen hay còn gọi là lễ đen, lễ nạp tài,… là khoản tiền tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái, đồng thời còn thể hiện sự biết ơn của nhà trai đến công lao dưỡng dục và sinh thành của gia đình đối với cô dâu. Số tiền được sử dụng sẽ dựa trên điều kiện tài chính của nhà trai hoặc theo nhu cầu thách cưới của nhà gái. Theo truyền thống, trong đám hỏi miền Bắc, các phong bì tiền thường có số lẻ như 5,7 hoặc 9 triệu đồng. Và ngược lại, đám hỏi miền Nam sẽ là những số chẵn 6 8 hay 10 triệu đồng theo quan niệm tài lộc của họ. 

2. Vàng 

Ngoài tiền thì vàng cũng là một món không thể thiếu trong số những sính lễ đám hỏi. Vàng sẽ được xem là của hồi môn mà hai bên gia đình trao tặng cho con cái của mình với mục đích động viên đôi vợ chồng trẻ bước vào cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, vàng còn mang ý nghĩa sung túc và viên mãn cho các cặp đôi mới cưới. Nhà trai cần chuẩn bị một bộ vòng vàng bao gồm: một chiếc kiềng hoặc dây chuyền, một chiếc lắc tay, một đôi bông tai và một cặp nhẫn cưới. Số lượng sẽ không bắt buộc và tùy theo điều kiện kinh tế hoặc yêu cầu thách cưới từ nhà gái nhưng phải đảm bảo có đủ các món. 

Ngoài tiền thì vàng cũng là một món không thể thiếu trong số những sính lễ đám hỏi

Ngoài tiền thì vàng cũng là một món không thể thiếu trong số những sính lễ đám hỏi 

3. Mâm trầu cau trong sính lễ đám hỏi 

“Miếng trầu nên nghĩa phu thê”, trầu cau mang đậm nét văn hoá truyền thống trong các dịp hỷ sự tại Việt Nam. Từ hình ảnh dây trầu xanh mát quấn lấy thân cau trong vườn nhà mà người xưa quan niệm rằng trầu cau tượng trưng cho sự chung thuỷ và son sắt trong hôn nhân. Đồng thời, “miếng trầu là đầu câu chuyện” là sự khơi mở tình cảm, gắn kết và giúp mọi người đến gần nhau nhau. Chính vì thế, trong các buổi lễ ăn hỏi, mâm trầu cau nhà trai trao cho nhà gái như một cách thể hiện tấm lòng mong muốn được kết giao, trở thành một gia đình. 

4. Trà, rượu và nến đỏ 

Văn hoá và truyền thống của con người Việt Nam luôn đề cao lòng biết ơn và sự thành kính đối với các thế hệ đi trước. Chính vì thế, đối với các sự kiện trọng đại, hỷ sự như cưới hỏi thì con cháu cần phải thể hiện tấm lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, những người đã có công lao tạo dựng nên gia đình. Đồng thời, việc dâng trà, rượu và nến đỏ như một lời xin phép của con cháu, đặc biệt là cô dâu và chú rể với mong muốn được gia tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc sống hôn nhân sau này. Theo truyền thống, sau khi dâng lễ và thắp nến thì nghi thức đón dâu mới được phép bắt đầu. 

Theo truyền thống, sau khi dâng lễ và thắp nến thì nghi thức đón dâu mới được phép bắt đầu

Theo truyền thống, sau khi dâng lễ và thắp nến thì nghi thức đón dâu mới được phép bắt đầu

5. Bánh hỏi cưới

Các loại bánh được dùng làm sính lễ đám hỏi sẽ được lựa chọn tùy theo từng vùng, chẳng hạn như miền Bắc sẽ là bánh cốm, miền Trung là bánh hồng và miền Nam là bánh pía. Và đặc biệt là bánh phu thê, một loại bánh được yêu thích ở cả ba miền với ý nghĩa gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng bền chặt và viên mãn. Hầu hết các loại bánh này đều làm từ bột gạo, bột nếp có phần nhân là đậu xanh, dừa và một số loại hạt như hạt sen, hạt bí. Chính những nguyên liệu này tạo nên hương vị ngọt thanh, béo và bùi khiến người ta không thể quên được.

6. Xôi gà

“Xôi gà” nghĩa là xôi gấc và gà luộc tượng trưng cho sự ấm no và sung túc theo quan niệm của người xưa. Bên cạnh đó, màu xôi gấc đỏ đi kèm với gà luộc vàng, đỏ – vàng được xem là hai màu may mắn trong thống Việt Nam. Mâm sính lễ này không chỉ mang ý nghĩa tinh thần, cầu chúc hạnh phúc mà còn cả ý nghĩa vật chất, mong muốn sự sung túc, đầy đủ và trọn vẹn cho đôi vợ chồng trẻ. 

“Xôi gà” là xôi gấc và gà luộc tượng trưng cho sự ấm no và sung túc theo quan niệm xưa

“Xôi gà” là xôi gấc và gà luộc tượng trưng cho sự ấm no và sung túc theo quan niệm xưa

7. Trái cây 

Cùng với trà và rượu, trái cây cũng sẽ là sính lễ dùng để dâng lên ông bà tổ tiên nhằm thể hiện sự chân thành của con cháu dành cho thế hệ trước. Đồng thời, trái cây còn mang ý nghĩa “ đơm hoa kết trái”, kết tinh của sự sống, của tình yêu con người. Với mong muốn cuộc sống vợ chồng luôn ngọt ngào sớm “đơm hoa kết quả”, tạo ra những “trái ngọt”, những thiên thần bé nhỏ. 

8. Heo quay 

Và để thể hiện đầy đủ sự mong mỏi và lòng thành, heo quay sẽ là sính lễ cuối cùng mà nhà trai trao cho nhà gái. Đối với phần sính lễ này, heo sữa quay có thể sử dụng nguyên con hoặc chỉ một vài phần chính và phần đầu. Cửa hàng hoặc nơi cung cấp  sẽ thực hiện việc trang trí mâm cỗ với hoa hoặc nơ đỏ tượng trưng cho hỷ sự và may mắn. 

Và để thể hiện đầy đủ sự mong mỏi và lòng thành, heo quay sẽ là sính lễ cuối cùng

Và để thể hiện đầy đủ sự mong mỏi và lòng thành, heo quay sẽ là sính lễ cuối cùng 

Tổng kết 

Có thể thấy, nhà trai cần phải chuẩn bị không ít các sính lễ đám hỏi, do đó, hãy sắp xếp thời gian và lên kế hoạch phù hợp. Bạn có thể đặt trước 1 tuần đến 1 tháng nếu trước lễ ăn hỏi để đảm bảo có đủ mọi sính lễ theo yêu cầu của nhà gái. Mong rằng, những thông tin cung cấp từ bài viết đã có thể giúp bạn có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để tổ chức đám cưới của mình. 

>>> Xem thêm tại: Nhà hàng tiệc cưới ở quận Tân Bình nào tổ chức lễ gia tiên, lễ dạm ngõ?