Tại sao trong tiệc cưới cô dâu phải đeo mạng che mặt?

0
2624

Bạn đã từng tự hỏi rằng, tại sao dù tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng sang trọng hay ở ngoài trời gần gữi với thiên nhiên, các cô dâu luôn phải mang mạng che mặt chưa?

Ấn tượng sâu sắc của chúng ta về hôn lễ, chính là tân nưong trùm khăn đỏ hoặc khăn voan che kín mặt. Đó là chiếc khăn gấm lụa hình vuông màu đỏ hoặc voan dài và mỏng. Điều này chúng ta thường thấy trong các bộ phim được trình chiếu trên . Nhưng, tại sao tân nương phải trùm đầu? Tục này có nguồn gốc từ đâu?

Đó là chiếc khăn gấm lụa hình vuông màu đỏ hoặc voan dài và mỏng

Nguồn gốc về khăn che mặt của cô dâu như sau: Lý Nhũng người đời Đường trong sách Độc dị chí có viết: Truyền thuyết, khi mới xuất hiện vũ trụ, trời đất chỉ có hai anh em Nữ Oa. Vì muốn con người sinh sôi nảy nở, hai anh em quyết định kết làm vợ chồng, nhưng vẫn cảm vẫn thấy lo lắng. Hai anh em lên đỉnh núi, hỏi trời: “Nếu trời đồng ý hai anh em kết làm vợ chồng, trên trời sẽ có mây đám mây bay đến; nếu không đồng ý, hãy để chúng tan ra”. Vừa nói xong, mấy đám mây bay đến, họp thành một thể. Sau đó, hai anh em họ thành hôn. Anh em lấy nhau, cảm thấy không tự nhiên. Bởi vậy Nữ Oa muốn che đi sự ngượng ngùng của họ liền kết cỏ thành quạt che trước mặt, nhưng loại nguyên liệu này không mềm mại, sang quý như tơ lụa. Do đó trong quá trình diễn hóa, dần được thay thế bởi lụa gấm đỏ.

Tình tiết anh em Nữ Oa thành hôn, nhiều dân tộc có truyền thuyết khởi nguồn của nhân loại tương tự như vậy. Hơn nữa đều dùng lá cây, da thú kết thành rèm che trước mặt. Màu đỏ tượng trưng cho sự cát tường, có tác dụng tránh tà, đó là nguồn gốc của tục tân nương dùng khăn che mặt.

Tuy câu chuyện anh em Nữ Oa phổ biến, nhưng đều là truyền thuyết, thần thoại. Hiện nay đã có khảo cứu và có chứng cứ xác thực, khăn trùm đầu xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ban đầu phụ nữ dùng khăn để tránh gió lạnh, chỉ vấn trên đỉnh đầu. Đến đầu đời Đường, dần dần từ đầu chấm xuống vai. Từ sau đời Tấn đến triều Nguyên, tục này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Có thể thấy, xuất phát của khăn che mặt là che đi sự ngại ngùng, xấu hổ hoặc khăn vấn đầu tránh gió lạnh, sau cùng diễn hóa trở thành trang sức không thể thiếu trong hôn lễ của tân nưong. Nó tượng trưng cho sự cát tường, khăn che mật đều dùng màu đỏ.

Ngoài ra, người phương Tây còn cho rằng, mạng che mặt sẽ giúp bảo vệ cô dâu tránh xa những điều xấu xa và ganh tỵ của ma quỷ. Vì vậy, mạng che mặt cũng được xem là một trong những phụ kiện không thể thiếu cho cô dâu phương Tây trong ngày xuất giá.

Ngày nay, xu hướng trang điểm và làm đẹp cho tân nương ngày càng theo lối tối giản, nên những chiếc khăn che mặt cũng được giảm bớt về kích thước, cũng như kiểu dáng để đảm bảo phù hợp trang phục và cả điểm điểm tổ chức tiệc cưới. Nếu bạn lựa chọn tổ chức tiệc cưới ngoài trời, thì càng không nên bỏ qua chiếc khăn che mặt này, vì nó cũng góp phần bảo vệ bạn khỏi nắng gió, bụi và các loại côn trùng một cách tốt hơn.