Những bước tiến trong lễ cưới (2)

0
1926

Tới năm 89, 90 thì các công ty mai táng ở thành phố khôi phục lại “xe nhà giàn” và có nhiều người thích dùng trong nghi lễ chôn cất, với ý niệm ra vẻ sang trọng hơn.

Trong nếp sinh hoạt của xã hội, đa phần thường có tâm lý thích đời sống kiêu sa của vua chúa và ai ai cũng muốn hưởng những tiện nghi của hoàng gia, cho dù rằng ngày nay cái thời vua chúa ấy đã qua lâu rồi,

Tôi không nhớ rõ xuất phát từ thời đại nào, ý niệm dùng biểu tượng rồng phượng của vua và hoàng hậu vào trong dịp cưới hỏi cho chú rể và cô dâu. Nhưng dù sao đó cũng là một biểu hiện của tự do và dân chủ, cho dù biêu hiện đó xuất phát từ thời phong kiến, vua chúa đi chăng nữa.

Ngày nay, sự “tiếm dụng” này rất phổ thông, thậm chí các phụ nữ thích chuộng sang giàu, trong các áo dài thường với màu đỏ, hoặc xanh hoặc vàng cũng có thêu hình con chim phượng của giới hoàng phái nữ lưu. Chắc là có một sự tích nào đó đã xảy ra vào một thời kỳ mà ngày nay không còn nhớ rõ chi tiết. Người ta nhận thấy rằng trong đời sống văn hóa xã hội người Trung Quốc và Việt Nam đều có những nét giống nhau ở quan niệm này.

Trong lễ hỏi và lễ cưới, khi dùng tới “long”, “phụng” thì cô dâu chú rể cần ý thức đứng ngay đúng vị trí của mình mà con rồng, con phụng trên đèn cầy đã biểu tỏ.

Trong việc trang trí nhà cửa vào các dịp lễ này, ở thành phố, thị trấn, các bạn trẻ thường cắt giấy màu dán lên tường vách. Ngoài hình long, phụng còn có mẫu hai chữ song hỷ bằng chữ Hán vuông hay tròn màu đỏ, còn thêm hình cặp đèn đang cháy và một trái táo. Cặp đèn cầy đang cháy thì không cần phải nói tới nữa, vì ai nấy cũng đều biết ý nghĩa nhưng chữ song hỷ thì sao và trái táo biểu tượng gì?

Trong chữ Hán, hỷ (喜) có nghĩa là vui, nhưng sở dĩ người ta dùng tới hai chữ hỷ (喜喜) ghép sát lại thành một chữ gọi là song hỷ là vì theo quan niệm của người Trung Quốc nói tới một việc gì vui hoặc biếu tặng ai một vật gì thì phải có đôi mới tốt. Trong một dịp vui, hai người gặp nhau mừng và chúc nhau thì nói “cung hỷ, cung hỷ”, nghĩa là “chúc mừng, chúc mừng”, nhưng khi viết gọn thì thay vì viết riêng hai chữ hỷ ra, người ta đã ghép lại thành một chữ, với các nét chữ dính hẳn vào nhau và theo với khung vuông hay tròn cho cân đối, đẹp mắt, gọi chữ ấy là song hỷ.

Về hình trái táo, nhiều cậu trai thấy người khác làm, bắt chước theo mà không hiểu gì cả. Đây là do sự tích về tổ tiên loài người trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo. Quả táo tượng trưng cho trái cấm trong vườn Địa đàng mà bà Eve (người đàn bà đâu tiên của nhân loại) bị con rắn quỷ cám dỗ ăn phải, phạm vào lệnh cấm cua Thiên Chúa. Khi Đức Chúa Trời lập ra vườn Địa đàng vào ngày thứ sáu của cuộc “tạo thiên lập địa”, đã lấy đất nắn ra người đâu tiên là ông Adam (có nghĩa theo tiếng Do Thái là do đất mà thành). Thấy ông Adam một mình cô đơn nên thừa lúc ông này nằm ngủ, Đức Chúa Trời lấy một miếng xương sườn của ông mà nắn ra thành một người đàn bà là Eve (theo tiếng Do Thái có nghĩa là mẹ các kẻ sống) để làm bạn với ông Adam. Hai người rất trong sạch, trần truồng, không biết xấu hổ gì cả. Đức Chúa Trời đã dạy rằng hai người có thể hái ăn bất cứ trái cây nào ở trong vườn do Chúa tạo ra để sống, duy chỉ có một thứ trái trên một cây ở giữa vườn, thì Chúa cấm không được ăn.

Có những điều người ta cần để ý trong ngày cưới, đặc biệt trong thực đơn tiệc cưới có những món cần tránh. Do đó, để có ngày vui trọn vẹn cô dâu chú rể có thể chọn nhà hàng tiệc cưới HCM làm địa điểm tổ chức, sẽ được tư vấn trọn vẹn để đảm bảo lễ cưới diễn ra hoàn hảo.