Những bước tiến trong lễ cưới (1)

0
975

Những bước tiến trong lễ cưới

Lễ cưới được tổ chức cẩn trọng, có ý nghĩa bao nhiêu thì càng tốt, có ảnh hưởng sâu xa về sau bấy nhiêu. Có ý nghĩa không phải là tổ chức tiệc cưới rình rang, tốn kém và vui nhộn đến mức “quậy 180°” như có người thường nói mà là chọn địa điểm nhà hàng tiệc cưới HCM sao cho thích hợp. Có ý nghĩa là phù hợp với tinh thần đạo đức, giữ vẹn truyền thống giáo dục gia đình, không lãng phí và biết gây nhiều cảm mến của thân bằng quyến thuộc. Cuộc vui phải vừa đủ, chừng mực và tránh việc say sưa quá đáng đến mức độ gây gỗ, xung đột với nhau.

Lễ cưới chia ra nhiều phần như sau:

1. Lễ chính thức tại nhà gái

2. Cuộc rước dâu

3. Lễ chính thức tại nhà trai

4. Các Lễ nghi phụ thuộc như lễ tơ hồng, lễ giao duyên (giao hái, giao bôi trong đêm hợp cẩn)

5. Phản bái

Trước khi đi vào lễ cưới tôi xin nói thêm về đôi đèn long phụng.

Đèn cưới thông thường là đèn cầy sáp màu đỏ, có nhiều cỡ lớn nhỏ khác nhau, nhưng người ta thích đèn long phụng hơn. Trong lễ người ta cũng dùng nhang lớn có hình rồng hình phượng. Hai loại này có nghĩa gì với con rồng, con phượng? Và, tại sao ở thành phố bây giờ người ta cũng thường trang trí trong nhà hình ảnh rồng, phượng vào dịp lễ cưới?

Tôi đã cố tìm những tài liệu rõ ràng về việc này để dẫn chứng, nhưng ngày nay gần như không có, không tìm đâu ra. Cho nên tôi phải ghi lại đây bằng những gì còn trong trí nhớ, được sự đồng ý của vài người hiểu biết trọng tuổi.

Trước nhất vào thời xưa, xã hội ta chấp nhận đời người con trai, dù là dân thường, có hai lần được đặc ân.

Lần thứ nhất, khi cưới vợ được làng nước quý trọng như mới vừa thi đậu, đám rước có tàn có lọng che nắng, có thể được đi võng hay cưỡi ngựa, và vì vậy cô dâu cũng được mặc áo nhiễu, đâu có nón cụ quai tơ. Cho nên người ta còn gọi cưới vợ là tiểu đăng khoa, nghĩa là một lần thi đậu nhỏ. Còn thi đậu làm quan thật là đại đăng khoa.

Lần đặc ân thứ hai là khi chết được hưởng những lễ nghi như vua, bất cứ người dân nào cũng vậy. Người đàn ông chết được khiêng đòn rồng (đòn khiêng có chạm đầu rồng) hay được đưa đi bằng long xa (xe có trang trí những con rồng chầu) là loại xe chỉ dành cho vua đi. Đàn bà chết thì được khiêng đòn phụng hay đi phụng xa (xe có hình con phượng). Rồng là biểu tượng của nhà vua và phượng là biểu tượng của hoàng hậu, vợ vua. Rồng, phụng vì đó đã được thêu trên áo ngự bào của vua và của hoàng hậu.

Từ nhiều chục năm trước, các nhà mai táng trang bị các xe tang có dựng giàn chạm trổ hình rồng, phượng, có quan quân hâu trên đâu giàn, để chở linh cữu[1]. Khung giàn, con rồng, con phượng, hình quan quân đều sơn son thếp vàng. Nhà giàn có hai con rồng, hoặc hai con phượng khắc chạm trô bằng cây, nằm dài ở hai bên hông xe, theo dáng điệu chầu phò vua hay hoàng hậu. Giàn xe bốn phía cũng có phủ màn the màu, có vải kết tua bông buông thả màu đỏ ớ bốn gốc. Xe tang này được gọi là xe nhà giàn. Nhưng cũng có người gọi là xe nhà vàng cho sang vì gần như hầu hết việc trang trí trên xe được sơn kim nhũ nên vàng ánh, màu vàng của vua chúa thời xưa. Vì trang trí xe đắt tiền, nhà mai táng không thể sắm được vừa xe rồng, vừa xe phượng riêng biệt nên lần hồi chỉ còn dùng duy nhất là xe rồng cho cả hai phía nam và nữ, vì người ta quan niệm rằng đàn bà làm vua cũng được, không đợi phải là hoàng hậu mới đi xe phượng.

Việc dùng xe tang này tới thập niên 60 thì không còn ai ưa thích, coi như lỗi thời, như một thứ … nhà quê. Vì rằng lúc bấy giờ, người ta có xu hướng chuộng xe tang sơn màu đen, bít bùng kiểu Âu Tây hơn.