Luật Việt Nam về hôn nhân gia đình trước Cách mạng tháng Tám

0
1285

Do đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu khi dành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy định riêng về hôn nhân gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân gia đình. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nhìn chung, chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, quan niệm “trai tài năm bay vợ, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn phổ biến. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc đều công nhận quyền của người đàn ông được lấy nhiều vợ, ngoài người vợ chính, người đàn ông còn có thể lấy nhiều người khác làm vợ lẽ, thể hiện thái độ kỳ thị rõ ràng đối với người phụ nữ.

Ngay trong Bộ luật Hồng Đức thời kỳ Lê sơ, bộ luật được đánh gia cao cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng thừa nhận hôn nhân đa thê, xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Trong các quan hệ nhân thân liên quan đến hôn nhân và gia đình, Bộ luật cũng điều chỉnh quan hệ giữa vợ cả vợ lẽ tại các điều 309, 481, 483, 484, ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Pháp luật Việt nam đến thời kỳ Pháp thuộc cũng thừa nhận “ có hai cách giá thú hợp pháp: giá thú chính thất và giá thú về thứ nhất” (điều 79 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay tại điều 80 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 cũng quy định “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ”. Như vậy, trước cách mạng tháng Tám pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong gia đình là quan hệ bất bình đẳng, chính điều này đã gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.

Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà nước non trẻ của chúng ta dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy đinh của Hiến pháp năm 1946. Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình được thể hiện rõ ràng hơn trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình còn sơ khai, với một ít quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định chung và những chế định cụ thể, nhưng thông qua những quy định cụ thể này, chúng ta có thể thấy pháp luật đã quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đang của người phụ nữ; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Những quy phạm pháp luật ở thời kỳ này còn chưa đầy đủ, nhưng đã bao hàm được những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và nhà nước ta xây dựng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với xu thể phát triển của xã hội, đồng thời chúng còn là nền tảng cho quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình.